Quy hoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung

Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra tại quyết định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…”.

Ngày đăng: 20-11-2012

2840 lượt xem

Giữa tháng 3/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra tại quyết định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…”. Theo quy hoạch này, tổng vốn đầu tư của chương trình lên đến 1.479 tỷ 448 triệu đồng; trong đó, vốn quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn chiếm 839 tỷ 528 triệu đồng, số còn lại là vốn cho vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn; thời gian thực hiện là từ 2013 đến 2020. Mục tiêu được đặt ra cho vùng rau an toàn và vùng chè an toàn của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 là: Diện tích rau an toàn đạt 12.500ha (chiếm 77,5% diện tích rau toàn tỉnh), sản lượng khoảng 2 triệu tấn/năm; diện tích chè an toàn đạt 23.000ha (chiếm 90% diện tích chè toàn tỉnh), năng suất bình quân 100 tạ/ha, sản lượng đạt 230.000 tấn chè búptươi/năm. Vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Lâm Đồng có diện tích 12.500ha theo quy hoạch nói trên tập trung 4 địa phương Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Trong diện tích này, chiếm cao nhất là huyện Đơn Dương với 6.680ha, tiếp theo là Đức Trọng 3.300ha; rồi sau đó mới đến Đà Lạt 1.620ha và cuối cùng là Lạc Dương 900ha. Về đối tượng cây trồng, trong diện tích rau an toàn của tỉnh, nhóm rau ăn lá (bắp cải, cải xanh, bó xôi…) chiếm cao nhất: 6.000ha, tiếp đến là nhóm rau ăn quả (cà chua, ớt ngọt, dưa chuột…) 3.375ha, nhóm rau ăn củ (khoai tây, củ dền, cà rốt…) 2.500ha và cuối cùng là nhóm rau ăn hoa (atisô, súp lơ…) 625ha. Với cây chè, vùng sản xuất an toàn tập trung được xác định là Bảo Lâm (13.385ha), TP Bảo Lộc (7.630ha), Lâm Hà (930ha), Di Linh (750ha) và TP Đà Lạt (400ha). Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung và vùng sản xuất chè tập trung của tỉnh Lâm Đồng nữa là, toàn bộ diện tích rau và chè đều phải được áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn - HACCP; đồng thời, có trên 50% cơ sở chế biến, bảo quản rau và chè áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng - HACCP, ISO. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngoài việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc áp dụng các quy trình VietGAP, GlobalGAP… và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau và chè thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến còn là vấn đề mang tính quyết định đến sự thành bại của cả một chủ trương. Về đầu tư hạ tầng, theo đó, tỉnh sẽ ưu tiên cho việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi (kể cả các ao, hồ, sông, suối…) để đến năm 2020, toàn bộ 12.500ha rau và 23.000ha chè trong vùng sản xuất tập trung được đảm bảo vấn đề nước tưới. Bên cạnh đó là chú trọng đúng mức đến việc đầu tư hệ thống giao thông từ các trung tâm đến vùng sản xuất và giao thông nội đồng để đảm bảo việc vận chuyển vật tư nông nghiệp và sản phẩm; cùng đó là đầu tư xây dựng hệ thống điện sao cho đến năm 2020, toàn bộ vùng sản xuất tập trung đều có điện lưới quốc gia; và, cuối cùng là hệ thống kho bãi, cơ sở sơ chế, hệ thống xử lý môi trường… Về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến ở vùng rau và chè tập trung, tỉnh sẽ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Lâm Đồng cũng sẽ nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống rau và chè; đẩy mạnh công tác bảo tồn, nhập khẩu và khảo nghiệm các giống rau và chè mới, cùng với lai tạo, tuyển chọn, nhân giống các giống rau, giống chè có năng suất và chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh…; và tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau và chè… Được biết, Sở NN-PTNT Lâm Đồng là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch nói trên sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hằng năm, hướng dẫn và theo dõi các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung và giải pháp của quy hoạch; tham mưu, đề xuất cụ thể hoá các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch; và đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện quy hoạch. Báo Lâm Đồng

bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
loader

Tin liên quan

Tư vấn trực tuyến

  • lockstar_vn

    Ms. Thao Pham

    0938 067 179

  • doorlock99@yahoo.com

    Mr. Dương

    0913 632 238

  • lockstar_vn

    Mr. Dương

    0913 632 238

Facebook

Sản phẩm khuyến mãi

Đang cập nhật!